Nuôi rắn hổ hèo (rắn hổ trâu, rắn ráo trâu, rắn gáo trâu, rắn giáo trâu, rắn long thừa, rắn hổ vện)


Nuôi rắn hổ hèo (rắn hổ trâu, rắn ráo trâu, rắn gáo trâu, rắn giáo trâu, rắn long thừa, rắn hổ vện)

Chị Nói chăm sóc đàn rắn thịt sáu tháng tuổi. Ảnh: LHV.

(TBKTSG) – Sáu năm làm nghề nuôi rắn hổ hèo dưới sàn nhà, từ một người chuyên làm thuê làm mướn quanh năm, nay chị Trần Thị Nói, ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, có thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng. Tiếp tục đọc

Vua rắn hổ hèo


Tại vùng biên giới xa xôi, thuộc ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú – An Giang, hầu hết thanh niên nông dân đều sống bằng nghề ruộng rẫy. Nhưng anh Nguyễn Hoàng Quốc Việt thì ngược lại, anh chọn làm giàu bằng nghề nuôi rắn ri voi và rắn hổ hèo. Tiếp tục đọc

Nuôi 500 con rắn hổ hèo trong… tủ gỗ


An Giang:

Nuôi 500 con rắn hổ hèo trong… tủ gỗ

(Dân trí) – Vào nhà ông Lèo, nhìn từ nhà trước đến nhà sau đâu đâu cũng có những cái tủ gỗ có nhiều hộc. Thoạt đầu cứ ngỡ gia đình ông làm nghề cho thuê bát đĩa. Hóa ra mỗi hộc tủ ấy là “nhà” của một con rắn hổ hèo. Tiếp tục đọc

Nuôi rắn hổ hèo làm giàu


Xuất thân từ nghề chạy xe ôm, qua nhiều nghề kiếm sống vẫn khó khăn chồng chất. Anh Võ Văn Đở (ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú-An Giang) quyết chí vươn lên bằng cách xây dựng cho mình quy trình nuôi vỗ và cho rắn hổ hèo có tên trong Sách Đỏ sinh sản nhân tạo… Tiếp tục đọc

Kỹ thuật nuôi rắn long thừa (rắn hổ trâu, rắn hổ vện, rắn ráo trâu, rắn gáo trâu, rắn giáo trâu)


Kỹ thuật nuôi rắn long thừa (rắn hổ trâu, rắn hổ vện, rắn ráo trâu, rắn gáo trâu, rắn giáo trâu)

Rắn Long Thừa là loài rắn hổ, tên khoa học là Ptyas Mucosus, là loài rắn nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Tên gọi của nó tùy vào nơi nó sống. Ở miền Đông người ta gọi nó là rắn Long Thừa, miền Tây gọi là hổ hèo, miền Trung gọi là ráo trâu và miền Bắc là hổ trâu. Rất nhiều tên gọi

Ptyas mucosos - ran rao trau - ho-heo - long thua - ho ven - gao trau - giao trau - ho trau

Ptyas mucosos - ran rao trau - ho-heo - long thua - ho ven - gao trau - giao trau - ho trau

nhưng tên chung của loài rắn này là hổ vện vì trên mình nó có nhiều vằn vện. Tiếp tục đọc

Tiền Giang: Một mô hình nuôi động vật hoang dã xuất khẩu có triển vọng


Chỉ hơn 1.000 m2 đất chăn nuôi, nhưng đạt doanh thu mỗi năm hơn 500 triệu đồng; đây là mô hình nuôi động vật hoang dã xuất khẩu có triển vọng của ông Đoàn Văn Thanh ở ấp Lương Phú C, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang – một nông dân đem thú rừng về đồng ruộng cho nguồn thu nhập cao.

Gia đình ông Thanh chỉ có khoảng 1.500 m2 đất thổ cư; ngoài diện tích nhà ở là 500 m2, số diện tích còn lại là chuồng trại nuôi động vật hoang dã.

Tuy mới 2 năm đầu tư chăn nuôi, nhưng hiệu quả mang lại từ mô hình này rất đáng kể. Hiện tại, trang trại ông Thanh đang nuôi hơn 300 con kỳ đà, 1.400 con rắn ri voi, 2.000 con rắn hổ vện, 140 con chồn hương và nhiều loại động vật hoang dã khác như: lươn, ếch, cá sấu… Tiếp tục đọc

Rắn hổ vện: “Nuôi chơi ăn thiệt”


Rắn hổ vện: “Nuôi chơi ăn thiệt”

Thứ sáu, 04/03/2011, 10:11 GMT+7

 

Nuôi rắn hổ vện (rắn ráo trâu, rắn gáo trâu, rắn giáo trâu, rắn long thừa, rắn hổ trâu) hiện là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập khá nên hiện tại có rất nhiều hộ nông dân tham gia vào nghề nuôi này. Xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi rắn hổ vện của anh nông dân Dương Văn Thống, ngụ tại ấp Đồng Tân, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước…

Rắn hổ vện hay còn gọi là rắn hổ trâu, rắn hổ hèo… là loài rắn hoang dã nọc không độc và không nguy hiểm như các loài rắn độc khác. Anh Dương Văn Thống cho biết: sau hơn hai năm nuôi và phát triển, trại của anh đã có trên 150 rắn bố mẹ, 300 rắn lứa, nhiều rắn con mới nở và nhiều trứng đang ấp chờ nở. Đó là chưa kể số rắn thương phẩm và rắn giống đã bán ra trên 600 con. Hiện nay con giống đang khan hiếm, trại của anh không đủ cung cấp cho các hộ nuôi và nhà hàng. Trại rắn của anh Thống được Chi cục kiểm lâm huyện Hớn Quản cấp giấy chứng nhận đăng ký Trại nuôi sinh sản động vật hoang dã. Nhờ vậy mà việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã đã được giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

Theo kinh nghiệm của anh, rắn hổ vện dễ nuôi, mau lớn, ít bệnh tật, đầu ra lại ổn định. Khởi đầu, anh đi thu mua nhỏ lẻ từ các hộ nông dân đem về chăm sóc. Sau 6 tháng nuôi, rắn trưởng thành; khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự phối giống và sau 35 ngày rắn bắt đầu đẻ. Mỗi lứa khoảng 10 trứng, nhiều nhất là 20 trứng. Khi vào thời kỳ giao phối, rắn đực rất hung dữ hay cắn nhau để giành rắn cái nên cần nhốt riêng rắn đực sao cho việc giao phối của rắn thuận lợi (có thể nuôi 2 rắn đực với 10 rắn cái). Sau khi rắn đẻ xong, anh cho tất cả trứng vào một cái thùng mốp có cát để ấp, mặt đậy kín để giữ độ ấm. Sau 2 tháng 15 ngày ấp, rắn con sẽ tự phá vỡ vỏ trứng chui ra, tỷ lệ nở từ 85 – 95%. Rắn hổ vện mỗi năm đẻ hai lần, vào tháng 2, 3 và tháng 5, 6.

Thức ăn chính của rắn là động vật như ếch, nhái, chuột hoặc các phế phẩm từ gia súc, gia cầm, rất ít tốn kém. Để tạo nguồn thức ăn cho rắn, cạnh bên nhà anh xây dựng một hồ nuôi ếch Thái để làm mồi cho rắn, do đó nguồn thức ăn dùng nuôi rắn không thiếu.

 Nhiều nhà hàng, quán ăn trong vùng lân cận đến trại anh Thống thu mua với giá từ 400.000 – 500.000 đồng/kg, nhưng không đủ để bán. Hiện nay, nhiều bà con ở đây cũng nuôi rắn hổ vện sinh sản và bắt đầu cho hiệu quả và kinh tế cao.

NGUYỄN VĂN NGỘ

Nuôi rắn ráo trâu quy mô trang trại


Nuôi rắn ráo trâu

Nghề nuôi rắn ráo trâu (còn gọi hổ vện, hổ trâu, hổ hèo…) đang rất hấp dẫn với nhiều người nuôi loại rắn này. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về con giống cho người nuôi, rắn thương phẩm cho các nhà hàng và cả thị trường xuất khẩu thì nguồn cung vẫn còn hạn chế. Tiếp tục đọc

Làm giàu từ nghề nuôi rắn hổ hèo


Rắn hổ hèo hay còn gọi là rắn ráo trâu, long thừa, hổ vện, thuộc họ rắn hổ, đây là loài rắn nằm trong sách đỏ Việt Nam. Tuy là loài rắn hổ nhưng rắn hổ hèo không có nọc độc. Do có phẩm chất thịt ngon, bổ dưỡng, đặc biệt là có nhiều công dụng trong y học , nên nhu cầu tiêu thụ loài rắn này trên thị trường khá lớn. Tiếp tục đọc

An Giang: Nuôi rắn hổ hèo – nghề hấp dẫn


An Giang: Nuôi rắn hổ hèo – nghề hấp dẫn (18/01/2010)
Hổ hèo là một loài rắn hoang dã, có người còn gọi là hổ trâu, hổ vện, tên khoa học là Ptyas Mucosus, nọc độc không nguy hiểm. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt rắn hổ hèo là một trong những món ngon và có công dụng trong y học, nên nhiều người săn tìm ráo riết để lấy thịt hoặc ngâm rượu uống. Tiếp tục đọc